“Cắm mặt” vào vườn hoa từ sáng sớm tới tối mịt
12h, bà Trịnh Thị Kim Lan (49 tuổi) vẫn đang tất bật cùng nhân công ngắt nụ cho hàng nghìn chậu hoa cúc tại vườn hoa của gia đình ở làng hoa Thới An (quận 12, TPHCM). Với hơn 8.000 chậu hoa các loại để phục vụ Tết, bà Lan cho hay đang phảingồi trên “đống lửa” vì chỉ lác đác người đặt mua.
“Nhân công chỉ làm 8 tiếng/ngày, còn tôi làm từ 6h đến tối muộn mới nghỉ. Làm cái nghề này hồi hộp lắm, như chơi lô tô vậy, phải chờ đến cận mới biết công sức cả năm của mình có được đền đáp hay không.
Lỡ không may thời tiết thất thường, cây nhiễm bệnh hay bà con không ủng hộ hoa nữa, chúng tôi có thể mất trắng mấy trăm triệu đồng đầu tư như chơi”, bà Lan cười xòa, nói.
Trong các loại hoa như dừa cạn, hoa mào gà,… được trồng tại vườn, bà Lan cho biết cúc mâm xôi là loại được ưa chuộng và dễ bán nhất. Vì vậy, bà và các chủ vườn đặc biệt tập trung bán loại hoa này để thu hồi vốn.
Theo bà chủ vườn hoa, nhận thấy kinh tế năm nay khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu nên bà và các chủ vườn lân cận đều giảm ít nhất 30% sản lượng.
“Mọi khi, nếu năm này sức mua hoa tăng thì năm sau sẽ có thêm nhiều người bán, cung lớn hơn cầu tạo ra sức ép cho người nông dân. Thế nhưng, năm nay đặc biệt do tình hình kinh tế tác động, chứ không chỉ nằm ở vấn đề cung và cầu nữa. Những năm trước tôi trồng hơn 10.000 chậu, nhưng năm nay giảm xuống còn 8.000 vì thị trường khó khăn”, bà Lan giải thích.
Với số lượng này, bà thừa nhận chủ vườn như bà chỉ có thể mong thu hồi vốn, cầm cự sang năm sau.
Tại mảnh vườn rộng hàng nghìn mét vuông, bà Lan chỉ tay về phía khu đất đang bị để trống vì bà đã giảm diện tích trồng hoa.
“Mọi năm, mảnh vườn này luôn được lấp đầy vì số lượng hoa trồng rất nhiềuFrom: nhà cái casino online. Nhưng năm nay do giảm sản lượng trồng, vườn của tôi cũng để trống một vài chỗ. Tôi cũng giảm số ít nhân công vì thuê số lượng nhiều thì sẽ không đủ kinh phí chi trả”, bà Lan nói.
Cách đó không xa, tại vườn hoa của ông Vũ Xuân Lâm, nhiều nhân công cũng đang tất bật tưới nước, ngắt nụ,… để chuẩn bị cung ứng hàng nghìn chậu hoa Tết ra thị trường.
Theo ông Lâm, tình hình kinh tế năm nay khó khăn nên vườn hoa của ông cũng giảm số lượng trồng.Như bao chủ vườn khác, ông Lâm cũng phải chờ đến cận Tết để quyết định giá bán bởi nguyên vật liệu năm nay tăng cao.
Một nhân công tại vườn cho hay: “Năm nay hầu như các vườn đều giảm sản lượng trồng vì sợ không bán hết. Chúng tôi không bị giảm thu nhập nhưng thấy tình hình kinh tế như vậy thật sự rất buồn và lo cho chủ vườn”.
Thương lái lấy ít hàng vì sợ cảnh đập nát, đổ bỏ
“Giai đoạn vừa sau Covid-19, hoa bán rất đắt, lãi nhiều nên nông dân mừng lắm. Nhưng không hiểu vì sao năm nay mọi thứ lại quá khó khăn. Nguyên vật liệu tăng giá mà nông dân không dám tăng giá hoa, chỉ dám chờ các nhà vườn ở miền Tây ra giá rồi bán theo”, bà Lan bộc bạch.
Mặc dù còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết, nhưng vườn của bà Lan chỉ có lác đác vài thương lái đến đặt mua. Đơn hàng Tết đặt trước cũng không còn, bởi nhiều thương lái chọn “bán đến đâu, đặt hàng đến đó”.
Chị T., một thương lái trên địa bàn TPHCM, đến vườn hoa vào sáng sớm. Chị T. cho biết, Tết năm nay chị giảm 50% số lượng hoa nhập từ vườn, từ lấy 100 chậu/lần xuống còn 50 chậu/lần.
“Năm nay kinh tế khó khăn, tôi không dám lấy số lượng nhiều vì sợ không bán hết, sẽ phải đập nát, đổ bỏ vào đêm Giao thừa. Nhìn khung cảnh ấy ai cũng buồn, thương lái còn buồn hơn nên xem như năm nay bán theo kiểu cầm cự, chờ sang Tết năm sau”, chị T. nói.
Bà Kim Lan cho hay khó khăn của các thương lái và chủ vườn chính là việc bị giới hạn thời gian bán hoa đêm Giao thừa.
“12h chúng tôi đã phải trả mặt bằng ở công viên, nhưng phải đến tận đêm người dân mới ra mua hoa về trưng Tết. Nhiều người nói rằng vì bận dọn dẹp nhà cửa nên phải sát giờ Giao thừa họ mới ra mua hoa. Lúc đó vì không muốn hoa bị mất giá, thương lái đành phải đập bỏ hết”, bà Lan buồn rầu, nói.From: game casino
mặt hàng hoa hơn 30 năm, bà Kim Lan nói bản thân đã trải qua nhiều đợt khó khăn và từng mất trắng số tiền đầu tư vào hoa Tết. Tuy nhiên, năm nay là lần đầu bà phải giảm số lượng lớn hoa trồng, hồi hộp không thể đoán trước doanh thu.
“Vợ chồng tôi có 2 người con cũng thường xuyên ra phụ bố mẹ để làm hoa Tết. Nhưng để nói đến chuyện nối nghiệp thì chắc các con không làm, vì nghề này vất vả lại rủi ro quá cao. Nông dân như chúng tôi giờ đây chỉ có thể hi vọng Tết năm nay người dân ủng hộ, mua hoa thật sớm, để người nông dân cũng có tiền, yên tâm ăn Tết như bao gia đình khác”, bà Lan trải lòng.