Sáng 4/4, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã chứng khoán: ACB) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 nhằm thông qua kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, tỷ lệ chia cổ tức…

Chia sẻ tại phiên thảo luận đại hội, ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB, cho biết những năm qua, ban điều hành cố gắng duy trì mức cổ tức 25% và sẽ cố gắng duy trì trong các năm tiếp theo.

Năm nay, nền kinh tế tiếp tục có những diễn biến kinh tế khó lường, sức hấp thụ tín dụng và cầu kinh tế cũng còn hạn chế. Ở góc nhìn lạc quan, kinh tế sẽ bắt đầu phục hồi mạnh mẽ hơn từ quý II năm nay. Do đó, duy trì mức cổ tức trên 25% cũng là một thách thức.

Chu kỳ kinh tế trong 3-5 năm nữa nếu vẫn ổn định, mục tiêu ACB tăng trưởng 10% mỗi năm. Tỷ lệ ROE (chỉ số tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) tăng 10% hàng năm cũng là con số ngân hàng kỳ vọng.

Ngân hàng này cố gắng thấp hơn trung bình ngành, duy trì dưới 1%, tuy nhiên còn phụ thuộc kinh tế vĩ mô sắp tới.

Chưa có kế hoạch M&A

Về kế hoạch mua ngân hàng khác, mở chi nhánh nước ngoài, Chủ tịch HĐQT ACB cho rằng ngân hàng có quan sát một vài đơn vị có thể có khả năng làm sáp nhập – mua lại (M&A). Tuy nhiên quan sát xong thì ngân hàngthấy vẫn cần duy trì phát triển nội tại để không bị chệch hướng mong muốn cổ đông. Do đó, ACB chưa có kế hoạch M&A trong năm nay.

Bên cạnh đó, ông Huy cũng cho rằng thị trường nội địa cũng còn nhiều tiềm năng nên không có ý định mở thêm chi nhánh nước ngoài trong thời gian tới.

Tại đại hội, cổ đông cũng đặt câu hỏi về việc ACB định hướng chuyển nhượng 1 phần vốn tại ACBS. Chủ tịch ACB cho biết ngân hàng luôn tìm kiếm cơ hội hợp tác và đem lại giá trị tốt nhất cho cổ đông.

Trước đây, có nhiều đối tác hợp tác nhìn thấy có thể đem lại lợi ích cho ACBS, nhưng sau đó không nhìn thấy cơ hội hợp tác nên ngân hàng tự phát triển. Do đó, ACBS cũng tự tăng vốn. Về phía tập đoàn, ACB cũng sẽ cởi mở để tạo cơ hội tăng vốn nếu có cơ hội hợp tác tốt trong thời gian tới.

Lãi quý I giảm, không đầu tư trái phiếu

Tổng giám đốc ACB Từ Tiến Phát tính đến hết quý I, tăng trưởng tín dụng tại ACB đạt 3,7% so với cuối 2023, cao hơn so với toàn ngành. Tăng trưởng huy động vốn đạt 2,1%. Tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) có sự cải thiện từ 22% lên 23%.

Lãi trước thuế quý I ngân hàng này đạt 4.900 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Nguyên do là ngân hàng tăng trích lập dự phòng nhờ tăng trưởng tín dụng cao, và quý I/2023, ACB ghi nhận khoản thu nhập bất thường từ việc xử lý tài sản đảm bảoFrom: web game casino. Nếu loại trừ các yếu tố đó, lợi nhuận quý I có thể tăng 3% so với cùng kỳ.

Theo ông Phát, ACB không tập trung cho vay dự án bất động sản. Dư nợ của các nhà phát triển bất động sản tại ACB dưới 2%, không có nợ xấu. Tỷ lệ cho vay cá nhân chiếm 22%, nợ xấu thấp hơn bình quân chung quanh 1%.

Ngân hàng cũng không đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và thời gian tới cũng chưa có ý định mở danh mục. Dù trong TPDN có khoản đầu tư trái phiếu ngắn hạn là hoạt động kinh doanh bình thường tại ACBS nhưng không góp tỷ trọng đáng kể vào ACB.

Năm 2023, doanh số bán chéo bảo hiểm (Bancassurance – banca) có sự sụt giảm so với năm trước nhưng ACB vẫn là 1 trong những ngân hàng có vị thế. Năm 2024, ngân hànglập kế hoạch doanh thu banca bằng với 2023.

Mục tiêu lãi 22.000 tỷ đồng năm 2024, chia cổ tức tỷ lệ 25%

Hội đồng quản trị trình kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 22.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Đến cuối năm 2024, tổng tài sản sẽ đạt 805.050 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá đạt 593.779 tỷ đồng, tăng 11%. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 555.866 tỷ đồng, tăng 14%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, ACB dự kiến chia cổ tức tổng tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt.

Số tiền chia cổ tức là khoảng 9.710 tỷ đồng. Sau khi chia cổ tức, lợi nhuận còn lại của ngân hàng là 10.176 tỷ đồng. Vốn điều lệ ngân hàng sẽ tăng lên mức 44.666 tỷ đồng.

Kết thúc đại hội, toàn bộ nội dung tờ trình được thông qua.